DPTech
Địa chỉ

Số 29 Phố Ngọa Long, TDP Ngọa Long 2, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Thời gian

Thứ Hai- Thứ Sáu

8:00 - 17:00

Menu
Giới thiệu chung về hãng
Cloud

Giới thiệu chung về hãng

FCI là hãng đi tiên phong trong công nghệ phân tán nhiệt ( Thermal Dispersion Technology ) ứng dụng nó vào các thiết bị đo lưu lượng, đo mức, các công tắc báo mức báo lưu lượng và cho đến nay hầu hết các sản phẩm về thiết bị đo của FCI đều dựa trên công nghệ này. FCI được thành lập năm 1964 có trụ sở chính đặt tại San Marcos California, USA và đã có văn phòng đại diện đặt tại hơn 105 nước trên thế giới.

Giới thiệu chung về hãng

Ưu điểm công nghệ phân tán nhiệt

Ưu điểm công nghệ phân tán nhiệt

Thành phần cảm biến (sensor) trong công nghệ phân tán nhiệt thông thường bao gồm 2 đầu đo RTD (Resistance Temperature Detectors - Cảm biến nhiệt điện trở) bằng platium. Khi có môi chất khí chảy qua, một đầu RTD sẽ được đốt nóng (heated sensor) bằng một dòng điện (mA) cấp vào trong khi đầu RTD còn lại không đốt nóng (unheated sensor) sẽ đo nhiệt độ của khí quá trình đi qua. Sự chênh lệch nhiệt độ ΔT giữa hai đầu RTD này phụ thuộc vào vận tốc thực tế của dòng khí quá trình cũng như trạng thái của khí này. Khi lưu lượng khí tăng lên (vận tốc khí tăng) sẽ làm mát (cooling) đầu đo RTD được đốt nóng và làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ (ΔT giảm) giữa hai đầu đo này.

Ưu điểm công nghệ phân tán nhiệt

Từ cách lấy thông số để hiệu chuẩn lưu lượng khí theo nhiệt độ (T) hay dòng bơm (mA) để đốt nóng sẽ chia ra 2 nguyên lý đo chính như sau: (1) Nguyên lý đẳng dòng (gọi tắt là CP - Constant Power) (2) Nguyên lý đẳng nhiệt (gọi tắt là CT - Constant Temperature). Hãng FCI (Mỹ) đã sáng chế ra nguyên lý cảm biến thích ứng (Adaptive Sensor Technology (AST™)), là “công nghệ lai” kết hợp đồng thời cả hai nguyên lý đẳng dòng (CP) và nguyên lý đẳng nhiệt (CT) trên cùng một thiết bị đo. Ở chế độ dòng lưu lượng thấp hoặc chế độ khởi động lưu lượng nhỏ, thiết bị đo sẽ tự động hoạt động ở chế độ đẳng nhiệt (CT mode), khi hoạt động ở dải lưu lượng cao hoặc dòng rối, nhiễu loạn, môi chất ẩm ướt, thiết bị sẽ tự động chuyển sang làm việc ở chế độ đẳng dòng (CP mode) để đảm bảo quá trình đo tối ưu dẫn đến kết quả đo chính xác, tin cậy hơn. Người dùng cũng có thể fix chọn một trong hai chế độ hoạt động này tại hiện trường nhằm đảm bảo phù hợp nhất với điều kiện thực tế nếu cần.